mô phân sinh là nhóm các tế bào

Giải thích LÃI KÉP cực kỳ đơn giản ai cũng hiểu được
Giải thích LÃI KÉP cực kỳ đơn giản ai cũng hiểu được

Bạn đang xem: mô phân sinh là nhóm các tế bào

Cập nhật lúc: 09:17 25-08-2016 Mục tin: Sinh học lớp 11

Xem thêm: Chuyên đề 3 : Sinh trưởng và phát triển

I. SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và đường kính thân của cây

Quá trình sinh trưởng ở thực vật

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh .

2. Các mô phân sinh
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).
Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh →tăng trưởng chiều cao và đường kính thân

Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang ( do không có mô phân sinh bên )

Các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm

Mô phân sinh lóng ở cây Một lá mầm

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật

Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Bảng 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh tưởng thứ cấp ở thực vật

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)

của thân, rễ

Xem thêm: bài tập thì quá khứ tiếp diễn

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân

– cơ chế

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non

của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

– Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

– Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

– Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

2. Nhân tố bên ngoài

– Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.

– Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.

– Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)

– Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

– Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..)

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Các bài khác cùng chuyên mục

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021

Bạn đang xem bài viết: Sinh trưởng ở thực vật. Thông tin do C2 Lập Lễ HP chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Xem thêm: bóng cao su thử nước giá rẻ